An ninh đô thị
Thứ 7, 27/04/2024

MỘT SỐ Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ ĐỨC THẦN TỔ NGŨ PHƯƠNG!

11/07/2018

Thời gian vừa qua ông Nguyễn Hữu Tràng, hiện là Phó CVP UBND huyện Yên Thành (Nghệ An) đã công bố đề tài: “Bước đầu tìm hiểu về Nguyễn Ngũ Phương tiên sinh”. Đây là đề tài được nghiên cứu khá tâm huyết của ông Tràng, tuy nhiên có rất nhiều chi tiết trong đề tài không đúng với sử liệu. Chúng tôi, với trách nhiệm của hậu duệ Mạc Tộc, xin được trao đổi thêm một số chi tiết như sau.

  1. Về tuổi đời của Ngài.

Đức Thần Tổ: Ngũ Phương sinh năm quý tỵ (1593), triều vua Lê Huy Tông, hiệu Chính Hoà (1681-1704). Nhà vua mời Ngài vào triều nhưng Ngài khước từ mượn cớ tuổi cao sức yếu. Sau nhiều lần tìm cách vời Ngài không thành, Nhà vua phải chấp thuận, lấy làm trọng mà đem tặng bức châu thư: “THỊ HỌC TRUYỀN ĐẠO SƯ BIỂU TƯ VĂN”.

Nếu Ngài qua đời hiệu Chính Hoà đầu năm 1681 và sinh năm 1593 thì lúc này Ngài đã 88 tuổi, nếu lấy tiếp theo hiệu Chính Hoà thì tuổi của Ngài còn cao hơn thế. Hiện nay chúng tôi đang tìm hiểu bức Châu Thư vua tặng từ năm nào?

Gia phả họ Trần có Tướng công Trần Đăng Dinh cũng không ghi năm tặng nào. Ngày xưa trên mộ Ngài có ghi: “Gia kỳ niêm thọ quyết tải”.

Như vậy, ông Nguyễn Hữu Tràng cho rằng Đức Thần Tổ Ngũ Phương tuổi 83 là điều không tin được; nếu theo ông Tràng Ngài mất trước hiệu Chính Hoà triều vua Lê Huy Tông?

  1. Chưa kể xét về tuổi của Ngài lúc vào Nghệ An, Ngài đã đậu Hoàng giáp, Thụ binh Lại nhị Bộ thượng thư ở triều Lê Thần Tông, hiệu Vĩnh Tộ (1619-1629); Thời gian này ở trong Triều, Ngài đã biết trước được âm mưu chú Trịnh sẽ tiêu diệt nhà Mạc tận gốc nên đã cáo quan về quê ở ẩn. Vua đã chấp nhận và ban tặng: “ÂN TỨ VINH QUY” Vĩnh Tộ-Thập thất niên. Thẻ ban tứ còn lưu giữ tại nhà thờ họ Nguyễn Trọng xã Phúc Thành (huyện Yên Thành, Nghệ An). Như vậy, theo chúng tôi, Ngài đã cáo quan về quê ở tuổi 43.

Điều này chứng minh cho nhận định chúa Trịnh diệt Mạc của Ngài là chính xác. 10 năm sau khi Ngài về quê thì xẩy ra loạn; Gia phả có ghi “Tái thập tuế, tạo binh loạn”. Lúc này Trịnh đánh Mạc ở phía Bắc, đàng trong Trịnh-Nguyễn phân tranh con cháu nhà Mạc phải ly tán. Tình thế như vậy nên Ngài phải đổi họ thay tên là Nguyễn Ngũ Phương rồi đưa Phương Danh mới 10 tuổi vào Nghệ An.

  1. Gốc tích họ Mạc của Ngài:

Trong từ đường còn lưu lại đôi câu đối của Ngài: TÍCH LAI LŨNG ĐỘNG THANH HƯƠNG CỔ- QUÁ NGOẠI LIÊN CHÂU ĐẠO VỊ KIM.

Tạm dịch như sau: Gốc Mạc xưa ở Lũng Động, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương sau đó từ đường dời về thôn Long Động, xã Nam Tân, Nam Sách, tỉnh Hải Dương (tích khai là thế)

Gốc xưa hậu duệ của tiên tổ có nhiều người học giỏi đỗ đạt cao làm quan trong triều đình có danh tiếng ngợi ca (Thanh Hương cổ là vậy). Như:

  • Hồng phúc Đại Vương Mạc Hiển Tích
  • Lưỡng Quốc trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi
  • Viễn tổ Mạc Giao
  • Viễn tổ Mạc Kiến Quang

Và nhiều danh nhân khác....

Như vậy có thể khẳng định Lũng Động ở đây khác với Lũng Động ở Thanh Hoá mà người tìm hiểu đã viết.

  1. Hiểu về vợ con của Ngài:

Ngài có 5 thê, thiếp sinh được 7 người con trai.

  • Ông Phúc Tửu con trai trưởng ở Hải Dương. Có con trai đầu lòng là Phương Danh ở Thanh Tường, Thanh Chương Nghệ An có từ đường ở Nguyễn Phương.
  • Ông Phúc Thuần sinh 2 con gái;
  • Ông Mậu Linh có từ đường ở xã Quỳnh Hưng, Quỳnh Lưu và ở xã Trung Sơn, Đô Lương.
  • Ông Bạt Cử có từ đường ở xã Phúc Thành, huyện Yên Thành.
  • Ông Huyền Nhai có từ đường ở xã Hoa Thành, huyện Yên Thành (Nghệ An)
  • Ông Phúc Hải có từ đường ở xã Hồng Sơn và xã Đông Sơn, huyện Đô Lương, Nghệ An; ngoài ra còn có từ đường họ Nguyễn Công, họ Nguyễn Doãn ở Thái Bình và một số nơi nữa.
  • Ông Bích Sỹ, gia phả không ghi rõ. Ngài đa thê thiếp vì tân ý của Ngài (ĐA ĐỊNH THÊ THIẾP).

 

Với những phân tích khoa học, nghiên cứu về sử liệu như trên, có thể khẳng định được rằng rất nhiều vấn đề trong Đề tài của ông Nguyễn Hữu Tràng không chính xác; ông Tràng đã dùng nhiều từ ngữ thiếu văn hoá để nói về tiền nhân Mạc Tộc; xúc phạm đến các vị tiền bối đã đi vào lịch sử 500 năm của dòng tộc chúng tôi.

Đức Thần Tổ chúng tôi trước lúc về với Tổ Tông, Ngài đã để lại đôi câu đối làm di huấn với con cháu và hậu duệ: DỊ QUAN ĐỨC, BÁCH THẾ BẤT THIÊN- DI QUYẾT MƯU, VẠN ĐẠI NHƯ KIẾN.

                                                                                 

                                               Nguyễn Trọng Trầm

                                                                           (Cựu giáo chức Văn thư, thư phả họ Nguyễn Trọng)

Sự kiện nổi bật